Mùa xuân kể chuyện nuôi chim Yến trong nhà
Chuyện tưởng lạ mà nay khong còn lạ. Loài chim yến quí hiếm sản sinh ra loại “vàng trắng” giờ đây chẳng những phát triển trên các vách đá cheo leo ở các đảo ngoài biển xa mà sáng sáng chiều chiều còn ríu rít bên con người tro
Gần đây, tôi và một số đồng nghiệ làm báo của tỉnh may mắn được Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa – Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng dành cho 2 chuyến đi khá thú vị tìm hiểu về vấn đề này.
Lần thứ nhất sau 4 tiếng đồng hồ lăn bánh, chiếc xe hiệu Toyota Zace đưa chúng tôi từ Nha Trang đến thành phố Phan Thiết, tinh Bình Thuận. Căn nhà nuôi yến đầu tiên mà chung tôi vào nằm trên con phố nhỏ gần chợ. Nhà có hai tầng, trông cũ kỹ, ẩm thấp, gian trước tầng trệt là hiệu thuốc gia truyền của một thầy thuốc người Chăm. Khi chúng tôi đến ông thầy thuốc và đứa con gái đang bắt mạch kê đơn cho một phụ nữ, còn chủ nhà, ông N.V.K, một lát sau mới xuất hiện và dẫn chúng tôi vào phòng trong. Ông thanh minh: “Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa điện rồi nhưng do có việc đột xuất nên phải đi vắng một chút, các anh thông cảm”. Sau mấy phút làm quen ông bắt đầu câu chuyện nuôi yến. “Nghề mới quá, dân chúng đang tò mò, các anh đừng vội lên báo ồn ào e không lợi” – Ông nói rồi dè dặt kể: “Chuyện nuôi yến y như được trời cho. Trước đây tôi thấy có một số chim yến về khu vực Bệnh viện, rồi có khi chúng lại tá túc ở chợ, mấy con lảng vảng đến nhà, sợ thả phân chim bẩn thỉu, tôi dùng cây xua đi nơi khác. Cuối năm 2006, xem tivi và báo Khánh Hòa nói rằng Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa đã nuôi được chim yến trong nhà nên đầu năm 2007 tôi lọ mọ ra Nha Trang hoi han. Nghe câu chuyện, Công ty bảo được, rồi ông giám đốc cử người vào giúp, chuyển giao công nghệ và không ngờ tôi đã thanh công”. “Ông có đếm được bao nhiêu con không?”. “Cụ thể thì chịu, chỉ ước lượng thôi, ít nhất có khaongr 500 đến 600 con”. Ông K. phấn khởi: “Khi yến dang làm tổ và đẻ trứng, lứa đầu sợ động nên không dám hái, chỉ lấy dần tổ giả”.
Chim yến làm tổ trong nhà
Khi đã hơn 11 giờ, đợi cho ông cháu người thày thuốc ra về, ông K. mới dẫn chúng tôi lên nhà yến. Trước mặt chúng tôi là 03 căn phòng tối thui, nhưng tiếng kêu ríu rít và tiếng vỗ cánh phành phạch của đàn chum yến thì nghe rõ. Nó rộn ràng làm sao. Đưa chiếc máy ảnh lên, tôi bấm vài kiểu. Ánh đèn lóe sáng. Ông K. thảng thốt: “Cái gì vậy?”. “Không sao đâu” – Tôi động viên. Ít phút sau, chúng tôi ra khỏi nhà và lấy làm ngạc nhiên, vì lúc này trên bầu trời thành phố Phan Thiết có rất nhiều cánh chim chao liệng”. “Yến nhà của tôi đấy”. K. nói với giọng đầy hân hoan.
Chia tay ông K, chúng tôi lại lên đường và đến Biên Hòa lúc 3 giờ chiều, Kỹ sư Lê Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Kỹ nghệ nuôi yến (Sanatech) thuộc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa đón dọc đường và đưa chúng tôi đến “Đại Nam thế giới du lịch”, tại xa Hiệp An, thị xã thủ dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đây là khu du lịch phức hợp tầm cỡ quốc tế, mang đậm nét văn hóa lịch sử Việt Nam. Với diện tích 450 ha, đầu tư giai đoạn đầu 6.000 tỷ đồng, Đại Nam thế giới du lịch có đủ đền đài, thành quách núi non, sông hồ, khu vui chơi giải trí, siêu thị, nhà hàng, khách sạn… Một loạt công trình lớn đã và đang hình thành như: Quảng trường Đại Nam, rộng 10 ha với 100.000 chỗ ngồi; Đại Nam Quốc tự còn gọi là đền thờ Tứ Ân rộng 5.000m2. Đặc biệt, tại đây có dãy núi nhân tạo dài nhất Việt Nam, mỗi ngọn có chiều cao bằng tòa nhà 12 tầng, bên trong thiết kế nhiều hang động, thạch nhũ, được đắp các mô hình ghi lại những trận đánh lịch sử cũng như những truyền thuyết dân gian Việt Nam. Theo yêu cầu của Đại Nam Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa đã tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi yến, nên giờ đây những ngọn núi nhân tạo đã trở thanh núi yến. Từ sân Đại Nam Quốc tự, chúng tôi đã quan sát được từng đàn yến bay kín trời. Ông Hải, kiến trúc sư giám sát thi công những ngọn núi nhân tạo có tên Ngũ Hành Sơn nói vui: “Công trình chưa đón thì đã bị chim yến chiếm đóng”. Tiếp xúc với bà Võ Thị Thu Hà, Giám đốc Ngũ Hành Sơn, chúng tôi được biết: Nhờ khí hậu mát mẻ nên đàn chim ở đây phát triển từng ngày. Số lượng chim ban đầu tư vài chục con, sau đó lên vài trăm, và đến nay ước tính đã có mấy ngàn con. Tuy mới tiếp cận công nghệ nuôi yến trong nhà của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa từ tháng 1-2007, nhưng Đại Nam thế giới du lịch đã thu 6kg tổ yến. Đó là chưa kể số chim mẹ đang ấp trứng, nuôi con còn chiếm khoảng 1/3 số tổ thu hoạch. Có thể nói, rồi đây, sự xuất hiện của đàn yến chẳng những hàng năm đưa về cho nhà đầu tư số lượng tổ yến đáng kể mà còn tạo thêm cảnh quan độc đáo mới cho Đại Nam thế giới du lịch, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng nhận giải thương của Hội Liên hiệp khoa học Việt Nam
Khi đoàn đang còn tạm nghỉ tại TP. Hồ Chí Minh thì mấy người bạn đồng nghiệp ở VTV2 biết chuyện đã tìm đến xin nhập hội và sáng hôm sau chúng tôi đã lên đường xuống thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Ông Nguyễn Văn Hoài, Giám đốc một Doanh nghiệp tư nhân, được tin trước nên chờ sẵn. Qua vài chuyện làm quen, khi nghe hỏi về chuyện nuôi yến, ông Hoài tâm sự: “Căn nhà 3 tầng của tôi mới xây dựng được hơn một năm mà yến đã chiếm hết 2 tầng, buộc vợ chồng con cái phải rút quân xuống tầng trệt”. Ước lương số chim mà ông Hoài có được đến nay khoảng trên dưới 1.000 con. Vụ yến vừa rồi thu hơn cả kg tổ yến, ngoài số tổ tổ chim đang đẻ, ấp trứng và nuôi con. Cũng giống như ông K. ở Phan Thiết, ở Gò Công khi phát hiện có chim yến sinh sống và khi xem tivi, đọc báo, biết Công ty Yến sào Khánh Hòa đã ấp nở và nuôi yến trong nhà thành công, ông Hoài liền ra tận nơi để xem xét. Sau khi gặp kỹ sư Nguyễn Xuân Viễn, Phó giám đốc Sanatech và được Giám đốc Lê Hữu Hoàng hứa sẽ giúp, năm 2006, ông Hoài xây nhà yến với ý nghĩ, cứ xây 3 tầng, nếu chim yến không ở thì mình ở. Và thật đáng mừng, nhà xây xong, được Công ty chuyển giao công nghệ mới chừng nửa tháng đã thấy chim đến. Hiện nay, ở Gò Công, ngoài nhà ông Hoài còn có ba ngôi nhà khác, trong đó có hai nhà yến chưa nhiều nhưng có thể nói nghề này đang mở ra nhiều triển vọng ở vùng đất này.
Chuyến đi miền Tây lần thứ 2 của chúng tôi bắt đầu vào những ngày đầu tháng 1 năm 2009, khi Tết cổ truyền dân tộc đang cận kề. Lần này ngoài tôi còn có Phong Nguyên, Báo Nhân Dân; Hà Nhân, Đài Phát thanh Truyền hinh Khánh Hòa. Chúng tôi đến Trà Vinh, Bến Tre, Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh, đảo qua Đại Nam rồi tham gia trực tiếp hái yến ở một nhà yến xã Tân An, Thủ Dầu Một. Tại Trà Vinh, sự có mặt của Giám đôc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng và Giám đốc Sanatech Lê Văn Tiến đã làm cho gia đình anh Lê Văn Tài và chị Huỳnh Thị Bích Thủy rộn ràng chẳng khác nào ngày tết. Cơ ngơi nuôi yến của anh Tài chị Thủy khá bề thế, có đến bốn nhà. Chị Thủy kể, thạt đầu tình cờ gặp một thiếu nữ. Cô ta bảo: Chị có nuôi yến không? Em giới thiệu cho, công nghệ của Malaysia tuyệt vời lắm, chỉ cần 20.000 USD thôi. Kinh tế nhà chị Thủy không kém, ông nội nhà chị cũng nuôi chim yến trong nhà, nay tiếp nối nghê ông cha là việc truyền thống, thử còn hỏi gì hơn. Vậy là chị bàn với anh và đi đến quyết định. Nhưng sau khi mất biến 20.000 USD chẳng hề thấy yến về. Năm 2008 chị Thủy tìm đến anh Lê Văn Tiến qua một người bạn đồng nghiệp ở Nha Trang. Do nhà có sẵn, anh Tài, chị Thủy đầu tư chưa tới 100 triệu đồng vậy mà chỉ sau nửa năm yến đã về cả ngàn con, làm tổ và sinh sôi trong cả 4 căn nhà yến. Hàng tháng chị hái tổ gửi bưu điện ra cho Công ty Yến sào, Công ty chuyển qua tìa khoản của chị số tiền hàng chục triệu đồng. Chuyện thật mà cứ tưởng như mơ.
Rời Trà Vinh, về thành phố mang tên Bác, chúng tôi bỏ qua hàng chục nhà yến, núi yến ở quận 2, quận 7, quận 9 đén quận 12 để chạy thẳng xuống Cần Giờ, chiến khu rừng sác năm xưa. Tại đây, chúng tôi được chứng kiến và chuyện trò ông Nguyễn Trung Quốc, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ kinh doanh nhà Quốc Hòa và bà Nguyễn Thị Nhiệm đang là cán bộ công chức nhà nước. Ông bà là anh em kết nghĩa vừa hợp tác làm căn nhà yến 160m2, 2 tầng tại xã An Thái Đông. Nhà mới đưa vào sử dụng tháng 8-2008, nay đã có hàng trăm chim yến về xây tổ. Theo các nhà chuyên môn, đây là vùng đất có môi trường lý tưởng để loài chim yến về phát triển. Chính vì lẽ đó mà giờ đây ông Nguyễn Trung Quốc và bà Nguyễn Thị Nhiệm đang có một ý tưởng táo bạo: xây dựng ở Cần Giờ một làng yến. Dự án của ông bà đã được lãnh đạo huyện Cần Giờ và Công ty Yến sào Khánh Hòa ghi nhận, quyết tâm triển khai thực hiện. Theo mô tả của ông Quốc bà Nhiệm, khoảng 5 năm nữa khách du lịch đến Cần Giờ ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh hoang sơ của rừng sác năm xưa sẽ còn được thưởng thức nhưng hương vị cung đình của các sản phẩm từ loài chim yến…
Có quá nhiều địa chỉ nuôi yến trong nhà thành công oqr nhiều vùng trong cả nước mà người viết bài này không thể tường thuật hết. Nhưng vài số liệu thống kê dưới đây cho thấy nghề hái ra tiền này trong vài năm nay đã phát triển kahs nhanh. Hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh đã có 12 nhà và 2 núi nuôi yến lấy tổ; Kiên Giang 3 nhà; đồng Nai, Cà Mau mỗi tỉnh 2 nhà; Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên mỗi nơi 1 nhà.
Có thể nói, kết quả trên đã khẳng định sự thành công của đề tài nghiên cứu khoa học “công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà: Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng cùng 14 cộng sự của Công ty Yến sào Khánh Hòa là tác giả. Những bí quyết kỹ thuật nhân đàn và di đàn của Công ty Yến sào thực hiện từ năm 2002 đến nay có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển quaane thể đàn yến tại Khánh Hòa và các tỉnh lân cận. Riêng Khánh Hòa đã có hàng chục nhà, trong số đó có thể kể đến một số địa chỉ mà nhiều người đã biết đến như: Nhà yến của Công ty trên đường Thống Nhất, năm 2004 chỉ có mấy chục con yến giống, dến nay đã có tới hàng ngàn con ở kín cả căn nhà, nếu khai thác một năm cũng được khoảng 50kg; nàh yến của T.H.Q, cán bộ công an ở dường Đông Nai ít hơn nhưng vừa rồi cũng thu được nhiều kg và nhà yến của bác L. ở chợ xóm Mới cũng tương tự. Riêng ông C.M.P ở Diên Sơn lúc đầu sử dụng công nghệ của người khác để làm nhà yến, đầu tư hàng trăm triệu đồng, mà yến vẫn không về, phải nhờ Công ty Yến sào hỗ trợ, nay yến đã về…
Nhưng thành công nhất của đề tài khoa học nói trên phải kể đến 35 hang yến mới trên các đảo từ Vạn Ninh đến Cam Ranh của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào. Bằng việc áp dụng công nghệ ấp nở và bí quyết kỹ thuật di đàn, Khánh Hòa đã tạo thêm được nhiều bầy đàn mới, làm tăng số lượng hang yến và tổng số đàn chim yến tự nhiên, mở ra một tương lai khai thác hiệu quả. Công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào đã kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ của các nước Đông Nam Á và kinh nghiệm thực tiễn của địa phương. Giám đốc Lê Hữu Hoàng và các công sự đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng môi trường sinh thái, điều kiện sống của loài yến mình đang quản lý, từ đó xây dựng quy trình ấp nở, chăm sóc và đảm bảo mọi loại yêu cầu kỹ thuật nuôi yến trong nhà như độ ẩm, nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, mùi vị, tổ mô phỏng, nơi gá để chim đậu và làm tổ. Độc đáo nhất mà không có nơi nào có được là Công ty luôn đảm bảo nhu cầu cung cấp chim non ở giai đoạn đầu theo hợp đồng chuyển giao công nghệ. Điều này lý giải vì sao tỷ lệ thành công trong việc xây dựng nhà yến của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa bao giờ cũng đạt tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp khác. Thực tế ở nhiều địa phương trong cả nước cho thấy có người xây nhà yến đã hàng năm nhưng “ vẫn không gọi được yến về”. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết, hiện tại ở nước ta có vài doanh nghiệp tư nhân làm dịch vụ chuyển giao công nghệ nuôi yến trong nhà. Tuy nhiên, do không phai là dơn vị nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, có nghề truyền thống và không xuất phát từ xứ sở đàn yến mà áp dụng thuần túy công nghệ của Indonesia, Malaysia… chưa phù hợp với đàn yến Việt Nam nên yến không đến hoặc đến rồi lại đi. Kinh nghiệm rút ra là các hộ dân phải chọn các nhà tư vấn chính quy, có bề dày kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học và nhất là phải có trách nhiệm với cộng đồng. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo phát huy hiệu quả cho người nuôi yến
Công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm ấp nở và nuôi yến trong nhà của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa vinh dự được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) với hội đồng giám khảo bao gồm các giao sư, tiến sĩ danh tiếng trong nước đánh giá rất cao và tặng giải Nhất trrong nhóm đề tài phát triển nông nghiệp và thủy sản tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 9 – năm 2007. Đề tài này vào tháng 12 – năm 2008, cũng đã được Nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật quốc tế vừa được tổ chức tại Hàn Quốc. Riêng Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, với sự thành công của công trình nghiên cứu đã được Chính phủ tặng Bằng khen.
Nuôi yến là nghề lắm công phu nhưng qua những điều mắt thấy, tai nghe, theo chúng tôi, đây là hướng phát triển kinh tế đầy tính hiện thực, đầy triển vọng tốt đẹp và công trình nghiên cứu khoa học “ công nghệ ấp nở và nuôi chim yến trong nhà” của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa sẽ là một trong những chiếc chìa khóa mở ra những trang mới của nghề yến ở nước ta.
Tháng 1 năm 2009
N.X
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KHÁNH HÒA