Người “chắp cánh “ cho Yến vua Khánh Hòa

Người “chắp cánh “ cho Yến vua Khánh Hòa

16/05/2011  

Lê Hữu Hoàng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Yén sào Khánh Hòa, là một trong số ít doanh nhân có bảng thành tích đáng tự hào, từng được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương lao động hạng 2, nhiều lần nhận Bằng khen của Thủ tướng, giải thưởng khoa học uy tín của nước ngoài…, một trong số ít những doanh nhân nhận được học vị thạc sĩ trong nghiên cứu khoa học ghi nhận những đóng góp trong việc nâng cao vị thế Yến vua Khánh Hòa.

 

    Con người gốc Khánh Hòa này dành trọn cống hiến tuổi trẻ của mình cho nghề yến sào. Ông là thế hệ đầu tiên đi cùng quá trình phát triển của nghề yến hiện đại hơn 20 năm qua, từ khi Công ty khai thác Yên sào Khánh Hòa cho đến hiện nay, kinh qua các vị trí quản lý quan trọng tại Công ty Yên sào Khánh Hòa, góp mặt trong mỗi bước đường thành công của doanh nghiệp đầu ngành này, cũng như của nghề nuôi yến tại quê hương rừng trầm, biển yến.
    Khi công ty vừa mới thành lập, đảm nhận cương vị Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ, trăn trở với nghề nuôi Yến để phát triển mở rộng sản xuất cho công ty, Lê Hữu Hoàng thấy rõ tiềm năng phát triển của nghề yến sào. Giá trị dinh dưỡng cao cấp của yến sào từ đảo yến thiên nhiên không lý gì trước thì tiến vua, nay xuất khẩu ra nước ngoài hết. Suy nghĩ hướng ông đến một quyết tâm: “ Phải có cách để mọi người dân Việt Nam, ai cũng được thưởng thức giá trị dinh dưỡng của yến sào”.
 
                                                 
Ông Lê Hữu Hoàng đón nhận cúp Thánh Gióng – doanh nhân tiêu biểu Việt Nam
 
    Quan điểm của người trong nghề yến sào Việt Nam luôn tự hào về sản phẩm tổ yến được khai thác tự nhiên theo vụ mùa nên “già” hơn và chất lượng hơn so với các nước khai thác bằng phương pháp công nghiệp. Đó là điều làm cho Yến sào Việt nam khác biệt, được xem là tốt nhất, được mệnh danh là Yến vua của thế giới. Vì vậy, không khỏi có ý kiến e ngại việc phát triển đàn chim yến có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
    Năm 2001-2002, khi Lê Hữu Hoàng được tín nhiệm giao gánh vác vị trí Phó giám đốc, rồi Giám đốc Công ty Yến sao Khánh Hòa, ở vị thế mới, những dự định lớn ấp ủ về nuôi Yến nhân tạo từ trước được nhen lên.
    Để tạo tiền đề phát triển đàn yến trên quy mô lớn, Lê Hữu Hoàng quyết định thực hiện ấp nở trứng nhân tạo và tiến hành nuôi chim yến qua từng giai đoạn phát triển. “Khi ý tưởng này được đưa ra đã gặp phản ứng vì cho rằng trứng chọi đá, chỉ mất thời gian, do những người đi trước đã thực hiện không thành công”, ông Lê Hữu Hoàng nhớ lại.
    Giai đoạn đầu triển khai nghiên cứu, Lê Hữu Hoàng và đồng sự gặp rất nhiều khó khăn. Do ấp nở thủ công, sức người không thể đảm bảo trứng thường xuyên, đều và đảm bảo nhiệt độ chuẩn, dẫn đến chim chỉ sống được mấy chục ngày. Và nhiều người vẫn chưa quên được đức tính nhẫn nại của ông, khi đề tài nghiên cứu qua mấy lần thất bại mà không lùi bước.
    Suốt năm 2003, Lê Hữu Hoàng đã chỉ đạo các kỹ sư ngày đêm tìm giải pháp kỹ thuật tự động hóa trong việc lập trình ấp nở và đảo trứng. Cũng trong năm này, thành công bước đầu đến với nhóm nghiên cứu khi chế tạo thành công máy ấp trứng, giải quyết được khâu quan trọng là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và chế độ dinh dưỡng cho chim con phát triển ổn định.
   “Ngày lứa đầu tiên ra đời, chúng tôi mừng đến rơi nước mắt. Bởi từ đây, với số chim yến được ấp nở, chúng tôi có thể mở rộng hơn việc di đàn chim yến”, Lê Hữu Hoàng chia se.
    Nhưng quá trình nhân đàn chim yến vẫn còn một khó khăn khác. Do bản năng tự vệ, chim yến thường chọn những nơi không có tác động của mưa gió, mặt hang phải quay về hướng Đông hoặc Đông-Bắc, vách đá thẳng và sâu để làm tổ. Vì đặc tính này, điều kiện mặt bằng cho chim yến làm tổ chỉ có ở một số vùng nhất định. Trong khi đó, môi trường biển ngày càng xấu đi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kảh năng phát triển diện tích nhân đà chim.
    Để giải quyết bài toán này, Công ty đã xây đã xây đập chắn sóng để giữ cho các tổ yến không bị sóng cuốn trôi, làm mái che để nắng mưa không tác động đến tổ yến… Nhờ vậy, khu vực nhân đàn được mở rộng, chim yến kéo về làm tổ ngày càng nhiều thêm, chất lượng tổ yến cũng được đảm bảo do ngăn chặn được tác động của nắng, mưa và gió đến tổ yến.
   Thành công của đề tài đã phát triển nên một nghề mới, đem lại công ăn việc làm cho người dân, tăng thêm nguồn lợi xuất khẩu cho đất nước. Nhưng quan trọng hơn, một ngành kinh tế biển giá trị cao đã đặt bước đi vững chắc trên nền tảng công nghệ sáng tạo Viêt Nam. Việc phát triển các đảo yến cũng kéo theo các cụm dân cư sinh sống ổn định lâu dài, góp phần bảo vệ môi trường và an ninh biển đảo của Tổ quốc.
   Nối tiếp thành công này, Lê Hữu Hoàng và cộng sự trong khối kỹ thuật của công ty ấp ủ một dự định lớn hơn nữa, đó là nuôi yến trong nhà để tạo bước tăng trưởng đột biến về sau này. Dựa vào các kết quả nghiên cứu sinh học sinh sản chim yến hàng Việt Nam, cũng như các thử nghiệm nuôi chim yến hang động mà Công ty đã triển khai trong hơn mười năm, qui trình công nghệ nuôi chim yến trong nhà từ khâu ấp nở chim nhân tạo đến khâu nuôi chim con và chim làm tổ tại ngôi nhà yến nhanh chóng được hoàn chỉnh.
    Cũng trong giai đoạn này, Công ty cũng đã chế tạo thành công các công cụ hỗ trợ ấp nuôi chim yến, các thiết bị, vật tư ngành yến sào phục vụ xây dựng nhà yến. hoàn chỉnh một công nghệ lần đầu tiên tại Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đè tài cấp nhà nước này đã được đánh giá suất sắc.
    Ghi nhận giá trị khoa học, khả năng ứng dụng thực tiễn và hiệu quả kinh tế cao tại đề tài nghiên cứu của nhóm Lê Hữu Hoàng, năm 2007-2008 Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật VIFOTEC đã trao giải nhất cho sáng kiến “Quy trình công nghệ, kỹ thuật ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến hàng qua từng giai đoạn phát triển”. Đề tài cũng vinh dự nhận Huy chương bạc Hội thi sáng tạo kỹ thuật quốc tế tại Hàn Quốc.
    Lãnh đạo Công ty cùng tập thể cán bộ, nhân viên đã nỗ lực rất lớn trong việc nhân đàn và quần thể chim yến, phát triển đàn trong các hang yến nhân tạo trong cả nước như Quảng Bình, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc kiên Giang, đồng thời xây dựng phát triển hàng trăm ngôi nhà yến trong toàn quốc từ Thanh Hóa đến Cà Mau, cao nguyên Đăk Lak, Bình Phước…
    Đến cuối năm 2010, Công ty đã nâng tổng số hang yến di đàn thành công trên các đảo yến do Công ty quản lý lên đến 122 hang yến và 29 đảo yến. Hiện nay, Công ty đang triển khai áp dụng trên diện rộng hơn đối với toàn bộ các hang còn diện tích làm tổ trên vách hang tại các đảo yến do Công ty quản lý. Hơn 200 ngôi nhà nuôi yến tại 13 tỉnh, thành phố cũng đã được Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ, xây dựng thành công, có nhà đã phát triển được hơn 1000 chim yến, đem lại giá tri kinh tế cao.
    Nhờ chương trình nhân đàn hiệu quả, quản lý chất lượng đàn yến tốt, sản lượng thu hoạch yến sào của Khánh Hòa cũng liên tục gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2007 sản lượng tổ yến mới đạt 2.356 kg, năm 2008 đạt 2.445 kg, năm 2009 đạt trên 2.700 kg, thì năm 2010 vượt 3.120 kg, tăng 1.000 kg so với năm 2001.
    Và thực tế đã chứng minh, cùng với việc phát triển nghề nuôi chim yến, thương hiệu Yến vua Khánh Hòa không mất đi, sản phẩm vẫn cạnh tranh được với yến sào của các nước Indonesia, Maláyia, Thái Lan. Năm 2010, yến quang đã xuất khẩu với giá 3.430 USD/kg; yến huyết xuất bán với giá 150 triệu đồng/kg (tương đương hơn 7.500 USD/kg). Đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
    Nói về thành công của doanh nghiệp, Lê Hữu Hoàng khiêm tốn cho biết, đó là do Công ty đã biết nêu bật được sự vượt trội về giá trị bổ dưỡng cao cấp của yến sào từ đảo yến thiên nhiên, mà từ đó mọi sản phẩm của yến sào đều tập trung vào giá trị cốt lõi này.
“yến sào trong suy nghĩ của nhiều người vân là món ăn đắt tiền, dành cho những người giàu có, chúng tôi muốn đem lại cho mọi người cách nhìn và suy nghĩ khác về yến sào bằng việc cho ra đời những sản phẩm nước yến tinh chế từ tổ yến nguyên chất phục vụ cộng đồng”, ông chia sẻ.
    Hơn 30 dòng sản phẩm các loại như yến sào thành phẩm xuất khẩu, yến sào tinh chế, nước yến sào cao cấp với thương hiệu Sanest, sản phẩm bánh yến sào cao cấp, bánh trung thu yến sào cao cấp… đang phát huy tiềm năng, thế mạnh nguồn lợi yến sào.
    Bên cạnh dòng sản phẩm cao cấp, Công ty cũng sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ người tiêu dùng phổ thông như yến tinh chế 3g và 5g; nước yến giải khát cao cấp Sanest đóng chai, yến lọ, yến lon, sữa chua Sanest…
    Hệ thống phân phối sản phẩm của Công ty với trên 1000 nhà phan phối và đại lý trong nước và 20 đại lý ở nước ngoài như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia cho thương hiệu Yên sào Khánh Hòa một vị trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước.
    Kinh doanh thành công, một điểm đáng quý của Công ty Yến sào Khánh Hòa là không chỉ quan tâm nâng cao giá trị Yến vua Khánh Hòa mà còn mong muốn gắn nó với những giá trị nhân văn, cống hiến những thu hái từ thiên nhiên đến xã hội.
    Đầu năm 2011, với cương vị là phó chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, chủ tịch hội doanh nhân trẻ tỉnh Khánh Hòa, Lê hữu Hoàng cùng với đoàn doanh nhân Khánh Hòa đi thăm và tặng quà các chiến sĩ tại Trường Sa. Đây cũng là đoàn doanh nhân đầu tiên của Khánh Hòa đến với Trường Sa.
    Lê Hữu Hoàng cùng ban lãnh đạo Công ty luôn tích cực tham gia công tác từ thiện như hỗ trợ cho các gia đình cách mạng; bếp ăn tình thương, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, quỹ Mái ấm công đoàn, ủng hộ quỹ vì người nghèo, ủng hộ quỹ chất độc màu da cam… hàng chục tỷ đồng đã được trích từ lợi nhuận kinh doanh và đóng góp của cán bộ, công nhân viên Công ty đã góp phần giải quyết những khó khăn của cộng đồng nhân dân các xã đảo. Riêng năm 2010, Công ty đã hỗ trợ dân nghèo xã đảo, nhà dưỡng lão với số tiền 1.362,5 tỷ đồng.
 
                                                                                                                                                  PV
THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM